Máy CNC là gì? những điều cần biết về máy CNC

CNC là gì?

CNC – viết tắt cho Computer(ized) Numerical(ly) Control(led) (điều khiển bằng máy tính) – đề cập đến việc điều khiển bằng máy tính các máy móc khác với mục đích sản xuất (có tính lặp lại) các bộ phận kim khí (hay các vật liệu khác) phức tạp, bằng cách sử dụng các chương trình viết bằng ký hiệu chuyên biệt theo tiêu chuẩn EIA-274-D, thường gọi là mã G. CNC được phát triển cuối thập niên 1940 đầu thập niên 1950 ở phòng thí nghiệm Servomechanism của trường MIT.

Nguồn https://vi.wikipedia.org/wiki/CNC

Máy cnc là gì?

Máy CNC là viết tắt của cụm từ Computer Numerical Control – (điều khiển bằng hệ thống máy vi tính).

Nói dễ hiểu, đây là một hệ thống máy móc chuyên gia công cơ khí tự động, hoạt động dựa trên nguyên tắc sử dụng các chương trình viết bằng ký hiệu chuyên biệt theo tiêu chuẩn EIA-274-D, (thường gọi là mã G).

Công nghệ máy CNC được phát triển cuối thập niên 1940 và đầu thập niên 1950 ở phòng thí nghiệm Servomechanism của trường MIT và dần dần được cải tiến, phát triển mạnh mẽ đến ngày nay.

sua chua may cnc makino 2

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy CNC

Cấu tạo của máy CNC

Mặc dù máy CNC có nhiều bộ phận và chi tiết nhưng về cơ bản, máy có những bộ phận chính giống máy công cụ thông thường như sau:

  1. Hệ thống điều khiển trung tâm gồm CPU chứa chương trình dữ liệu điều khiển toàn bộ hoạt động máy, màn hình hiển thị thông số cài đặt
  2. Bộ nguồn, Servo điều khiển các trục X, Y, Z và Spindle điều khiển trục chính nói chung là tủ điện của máy
  3. Thân máy vỏ máy, hệ thống trục vitme, thanh trượt, trục chính nói chung là hệ thống cơ khí của máy
  4. Hệ thống làm mát trục chính, bôi trơn trục vitme các trục X, Y, Z
  5. Hệ thống cảm biến, Senser báo lỗi
  6. Hệ thống khí cấp cho các van đóng mở

Tuy nhiên, máy CNC có độ gia công chính xác hơn nhiều so với máy công cụ truyền thống bởi có những đặc điểm cấu tạo riêng biệt.

Đó là có thêm hệ thống xử lý và điều khiển bằng máy tính, bàn phím nhập dữ liệu, màn hình truy xuất thông tin và theo dõi quy trình vận hành máy.

Nguyên lý hoạt động của máy CNC

Để máy CNC hoạt động được, cần phải nạp chương trình vào hệ thống vi tính thông minh. Máy vi tính có nhiệm vụ xử lý và điều khiển các bộ phận của máy như đầu cắt, tốc độ cắt, biên độ cắt,… theo chương trình có sẵn để gia công sản phẩm.

Máy CNC thường có nhiều kích thước và có nhiều công dụng khác nhau, nhưng có thể mô tả dễ hiểu thì máy CNC hoạt động như sau:

  • Máy CNC có 1 hoặc nhiều trục chính. Trục chính có tốc độ quay rất cao, đầu trục chính (vitme) được gắn 1 đầu cắt như mũi khoan để cắt sản phẩm theo trục lên xuống (trục Z).
  • Thân máy có bàn giá để cố định sản phẩm và di chuyển theo các trục X,Y. Kết hợp với trục chính (phương Z) để đưa lưỡi cắt di chuyển theo các phương hướng, bề mặt muốn gia công của sản phẩm.

Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu sâu hơn về nguyên lý của máy CNC tại đây

Phân loại máy CNC

Trong ngành công nghiệp sản xuất nói chung, máy CNC có khá nhiều chủng loại và công năng khác nhau. Chính vì vậy mà việc phân loại cũng có những tiêu chí khác nhau. CNC Khắc đá sẽ chỉ ra những tiêu chí sau đây để Quý vị tiện tham khảo:

  • Theo phương pháp truyền động: Gồm truyền động điện, thủy lực, khí nén.
  • Theo phương pháp điều khiển: Gồm điều khiển điểm, điều khiển đoạn, điều khiển theo đường cắt (Gồm máy 2D, máy 3D, Điều khiển 2D1/2, hoặc điều khiển 4D, 5D).
  • Phương pháp thay dao: Gồm thay dao bằng tay, hoặc phương pháp tự động kiểu rơ-vôn-ve, trống mang dao hay băng tải dao.
  • Kiểu kích cỡ phôi sản phẩm có thể gia công.
  • Kích cỡ máy và trọng lượng máy.
  • Theo số lượng trục của máy.
  • Phân loại theo hệ điều hành: Có thể là của Fanuc, Siemens, Fagor, EMCO,…
  • Chức năng hoạt động.

Các loại máy CNC phổ biến hiện nay

Máy khoan CNC

  • Đây là loại máy CNC khá phổ biến trong các xưởng gia công cơ khí ở Việt Nam hiện nay.
  • Có nhiều loại, từ trục đơn đến loại máy khoan 2 trục, 3 trục, 4 trục.

Máy tiện CNC

Chức năng gia công cũng như các loại máy tiện truyền thống nhưng khác ở chỗ là có hệ thống điều khiển bằng máy tính, và có 2 trục tiện trở lên

Máy phay CNC

  • Có 2 dạng chính là máy phay CNC dạng đứng và máy CNC dạng ngang.
  • Số trục điều khiển đồng thời cùng một lúc thường là 3 trục trở lên, theo các phương cắt X, Y, Z trong không gian cắt.

Máy gia công trung tâm

  • Đây cũng là một dạng máy công cụ CNC nhưng khả năng gia công của nó rộng hơn các máy tiện CNC hay máy phay CNC
  • Trung tâm gia công có thể thực hiện được nhiều nguyên công gia công chi tiết chỉ với 1 lần gá phôi sản phẩm.
  • Gia công: tiện phay kết hợp; phay đứng; phay ngang; vạn năng

Máy cắt dây CNC EDM

Là loại máy CNC thích hợp cho việc gia công các loại vật liệu có độ cứng cao (nhưng phải dẫn điện), gia công các bề mặt 3D phức tạp sau khi đã gia công thô bằng gia công cơ, gia công các khe hẹp và sâu, gia công góc hẹp, tạo vết nám cho bề mặt khuôn đúc các sản phẩm nhựa, cắt profile cho các khuôn dập, khuôn đùn ép.

Máy gia công tia lửa điện có điện cực định hình

Phương pháp gia công tia lửa điện (Electric Discharge Machining – EDM) được phát triển vào năm 1943 ở Liên Xô bởi hai vợ chồng người Nga tại trường Đại học Moscow là Giáo sư – Tiến sĩ Boris Lazarenko và Tiến sĩ Natalya Lazarenko.

Cho đến nay, phương pháp gia công này đã được phổ biến rộng rãi khắp nơi trên thế giới. Nguyên tắc của phương pháp này là bắn phá chi tiết để tách vật liệu bằng nguồn năng lượng nhiệt rất lớn được sinh ra khi cho hai điện cực tiến gần nhau.

Trong hai điện cực này, một đóng vai trò là dao và một đóng vai trò là phôi trong quá trình gia công.

Phần mềm lập trình máy CNC

Vì máy CNC được dùng khá nhiều trong sản xuất, vì vậy mà các phần mềm phục vụ cho việc sản xuất và vận hành máy cũng có nhiều loại, điển hình là:

Phần mềm NCStudio

  • Trong công nghệ cơ khí ứng dụng công nghệ cao thì phần mềm NcStudio được sử dụng chính trong ứng dụng máy tiện CNC.
  • NcStudio sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc ra lệnh cho máy CNC thực hiện những công việc theo ý muốn của người điều khiển.
  • Nhiệm vụ chính của phần mềm này chính là mô tả những chuyển động của trục chính trên bề mặt của vật liệu để máy CNC có thể hiểu và thực hiện theo lập trình có sẵn.

Phần mềm Artcam Pro 9

  • Phần mềm Artcam pro 9 có khả năng phân tích 1 bức tranh và đưa ra mã Gcode để gia công trên máy điêu khắc CNC.
  • Ngoài ra còn có nhiều tính năng khác như: tạo hình nổi, face wizard, quét biên dạng,…

Phần mềm Jdpaint

Jdpaint là phần mềm hàng đầu trong việc thiết kế 2D, tạo hình nổi 3D, lập trình gia công trên gỗ và một tính năng rất đặt biệt đó là chuyển từ File ảnh 2D thành dạng mẫu điêu khắc 3D.

Ngay từ phiên bản đầu tiên Jdpaint đã chứng tỏ được rằng nó là 1 phần mềm thiết kế điêu khắc mạnh mẽ.

Với tiêu chí xây dựng bản vẽ nhanh, sửa chữa dễ dàng, dao diện thân thiện được tích hợp và cái hay từ những phần mềm khác.

Phần mềm Mastercam

Đây là phần mềm 2D CAM với các công cụ CAD giúp người lập trình thiết kế các chi tiết ảo trên màn hình máy tính, và hỗ trợ máy CNC để gia công các chi tiết của sản phẩm.

Thiết kế tạo ra mô hình sản phẩm phục vụ lập trình gia công, xuất bản vẽ, thiết kế 2D

Phần mềm mô phỏng CNC – SSCNC:

SSCNC là phần mềm do hãng Sofware phát hành đi kèm với máy CNC, với khả năng mô phỏng sát với thực tế đến 95% nên rất thuận tiện cho việc giảng dạy, học tập và thực hành cho các công nhân vận hành máy.

Ứng dụng của máy CNC

Có thể nói rằng sự ra đời của máy CNC là một cuộc cách mạng của khoa học kỹ thuật hiện đại, được áp dụng mạnh mẽ cho ngành sản xuất nói chung và ngành cơ khí nói riêng.

Chính nhờ sự tự động hóa mà máy CNC có thể gia công được sản phẩm bất kỳ, hoặc gia công khuôn để đúc nên sản phẩm bất kể sản phẩm đó được làm chất liệu gỗ, đá, hay kim loại,…

Ví dụ:

Ngành công nghiệp đồ gỗ:

Với sự chính xác gần như tuyệt đối và thời gian cho ra sản phẩm nhanh chóng. Máy CNC gần như đã thay thế bàn tay của các nghệ nhân.

Cụ thể, với những chi tiết chạm trổ phức tạp, máy CNC hoàn toàn vượt trội khi cho ra đời những sản phẩm có độ tinh xảo và tỷ mỉ, hoàn hảo 100% so với bản vẽ ban đầu. Từ đó nâng cao năng lực sản xuất như tiết kiệm nhân công, tiết kiệm thời gian, ít tiêu hao nguyên vật liệu,…

Công nghiệp sản xuất gia dụng, lắp ráp 

Hiện nay các nhà sản xuất đồ gia dụng lớn như Toshiba, Panasonic, Samsung, LG…đã ứng dụng công nghệ máy CNC để đúc khuôn cho sản phẩm của họ.

Các khuôn đúc được gia công bằng CNC luôn đạt được các yêu cầu kỹ thuật khắc khe như: các chi tiết có bề mặt phức tạp được gia công tỷ mỉ, chính xác, sản phẩm khuôn được cắt gọt sạch sẽ, độ bóng cao, đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Ngoài ra, đối với những loại máy móc bị hỏng hóc do những chi tiết không có bộ phận thay thế, máy CNC có thể gọi là biện pháp cuối cùng! Bởi nó có thể gia công các chi tiết dù là nhỏ nhất để thay thế bộ phận bị hỏng.

Ưu điểm của máy CNC

Như đã nói ở trên, bằng sự điều khiển và giám sát của máy vi tính. Máy có khả năng gia công những bề mặt phức tạp hoặc những chi tiết nhỏ mà bàn tay con người khó có khả năng gia công.

  • Các sản phẩm được sản xuất từ máy CNC luôn có độ chính xác 100% so với bản vẽ thiết kế ban đầu.
  • Tiết kiệm thời gian sản xuất
  • Có thể gia công sản phẩm hàng loạt trên nhiều vật liệu khác nhau như: gỗ, kim loại, đá,…
  • Tiết kiệm nhân lực, nhân công.
  • Được cập nhật và hỗ trợ những tính năng mới từ Hãng sản xuất.
  • Có khả năng vận hành liên tục & ổn định, ít xảy ra lỗi.
  • Bảo hành lâu dài.

Những lưu ý khi chọn mua máy CNC

Việc sở hữu được một chiếc máy CNC để sản xuất là điều ai làm trong ngành cũng mong mỏi, nhưng chi phí đầu tư ban đầu là khá lớn nên CNC Khắc đá khuyến cáo Quý vị cần phải lưu ý khi chọn mua máy CNC như sau:

  • Không mua máy CNC khi chưa kiểm chứng thông tin rõ ràng: Trước khi ra quyết định chọn mua máy, bạn cần kiểm tra các thông tin mà cơ sở bán máy cung cấp gồm: Mã máy, hãng sản xuất, năm sản xuất,… Nếu thấy có vấn đề thì không nên mua.
  • Yêu cầu cho xem quá trình máy khởi động/vận hành: Bạn có thể yêu cầu cơ sở bán máy cho xem qua quá trình hoạt động của máy. Nếu được đáp ứng, hãy theo dõi máy hoạt động có ổn định và gặp vấn đề gì không.
  • Chọn máy CNC phù hợp với mục đích sử dụng: Máy CNC có nhiều chủng loại và công năng nhưng không phải vì thế mà loại nào cũng áp dụng được cho quy mô và loại hình sản xuất của bạn.

Ví dụ: Bạn làm về các sản phẩm vách ngăn, phù điêu, tượng gỗ,… thì không nên chọn máy CNC của ngành cơ khí chế tạo bởi ở loại hình này, công suất máy không cần lớn mà cái quan trọng là cần độ chính xác. Các ngành khác cũng vậy, nghiên cứu kỹ lưỡng là điều quan trọng nhất!

  • Chọn nhà cung cấp máy uy tín: Điều này rất quan trọng bởi đây chính là nơi để bạn nhận được chế độ bảo hành và sự hỗ trợ tốt nhất.

Với hơn 2000 từ trong bài viết này hi vọng Ritech đã mang đến cho bạn những kiến thức CNC bổ ích và tổng quát nhất.

Nếu có câu hỏi hoặc thảo luận gì khác vui lòng để lại bình luận bên dưới cùng chúng tôi trao đổi.

One thought on “Máy CNC là gì? những điều cần biết về máy CNC

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.